Với bài thuốc gia truyền từ 4 đời, Lương y Nguyễn Bá Nho ở thôn Lai Cách, xã Xuân Giang (Sóc Sơn – Hà Nội) được nhiều người biết đến là “khắc tinh” của căn bệnh ung thư. Ông luôn tâm niệm rằng: Nghề bốc thuốc Nam là nghề trị bệnh cứu người, giúp được ai, ông sẽ giúp nhiệt tình, đỡ được mảnh đời bất hạnh nào ông sẽ đỡ, miễn sao trong khả năng mình có thể thì ông sẽ làm.
Thách thức “thần chết” bằng bài thuốc gia truyền
Chúng tôi tìm đến nhà thầy Nho – người được mệnh danh “cứu người bệnh từ tay thần chết”. Mới sáng sớm đã có rất đông bệnh nhân ngồi chờ đến lượt mình được khám. Ở trong nhà, thầy Nho đang bắt mạch chẩn đoán, rồi tỉ mỉ tận tay bốc từng thang thuốc cho người bệnh. Chia sẻ với chúng tôi về “mối duyên” đến với nghề bốc thuốc Nam chữa bệnh cứu người, thầy Nho tâm sự: “Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm thuốc chữa bệnh. Ngay từ nhỏ, tôi đã theo bố vào trong tận rừng sâu để hái thuốc. Bố tôi tỉ mỉ chỉ tôi cách phân biệt từng cây thuốc và tác dụng của nó trong điều trị bệnh. Có một số cây thuốc ban đầu tôi không nhớ tên, chỉ nhận biết được qua hình dáng, màu sắc lá… Lâu dần thành quen nên tôi tự ghi nhớ trong đầu. Cứ thế, những lần sau đó tôi phải vào rừng một mình tự lấy cây thuốc về. Theo thời gian tôi đã lĩnh hội được hết bài thuốc do cha ông truyền lại. Ngoài ra, nhờ ý thức sâu sắc về chữa bệnh Đông y mục đích cốt yếu để cứu người và kiến thức tôi được học về y lý, y thuật và y đức đã giúp tôi kế thừa những bài thuốc gia truyền do dòng tộc để lại. Theo thời gian, niềm đam mê làm thuốc, chữa bệnh cứu người cứ ăn sâu vào máu, thôi thúc tôi không ngừng trau dồi kiến thức y học”. Để tiếp quản nghề một cách có hệ thống, Lương y Nho vẫn ngày đêm âm thầm miệt mài bên những cuốn sách để tìm ra các phương thuốc hay chữa bệnh cho mọi người. Ngoài việc kế thừa trọn vẹn công thức bào chế thuốc gia truyền, ông cũng thường xuyên tìm hiểu thêm những phương pháp hay, những kinh nghiệm quý trong dân gian để nâng cao hiệu quả cho bài thuốc của gia đình. Bên cạnh đó, ông cũng cần mẫn sưu tầm cây thuốc về trồng tại nhà, có khi ông lên rừng vượt thác, mưa dầm gió bắc lội sông đi hái thuốc tận Sơn La, Mộc Châu, Lào, Campuchia cho bệnh nhân. Hầu hết những nơi ông đặt chân đến ông đều gây dựng vườn dược liệu góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động nghèo.
Theo Lương y Nho, trong y học cổ truyền, sự kết hợp thống nhất giữa phương thức điều trị bệnh với việc bổ sung đồng thời khí huyết, sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch trong một bài thuốc thì hiệu quả sử dụng sẽ cao. Để đảm bảo công hiệu bài thuốc của mình, ông bảo quan trọng nhất phải kiểm soát chất lượng thuốc ở các khâu từ làm sạch, sấy, nghiền, bảo quản. Để thuận tiện cho bệnh nhân, ông còn đầu tư máy nghiền, dây chuyền công nghệ sấy theo tiêu chuẩn NaNo, hiệu quả thẩm thấu của thuốc lên tới gần 100%. Nhờ công nghệ hóa, ông từng bước cải tiến cách thức uống thuốc từ dạng sắc sang dạng bột. Bài thuốc điều trị ung thư lâm sàng của ông được Bộ Y tế tiến hành thử nghiệm, kết quả khỏi bệnh 85%, tỷ lệ chuyển biến tích cực >95%. Đặc biệt, bài thuốc của ông được Bộ Y tế ký quyết định công bố, sắp tới Cục Quản lý dược sẽ công bố và đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Nói về các bài thuốc của mình, ông cũng rất tự hào và phấn khởi. Cuối cùng, những bài thuốc của ông cũng đã chiến thắng được những phương pháp trị liệu hết sức tốn kém của y học hiện đại. Những ai đã được ông cứu sống khỏi “lưỡi hái tử thần” đều khẳng định thuốc Nam gia truyền ông lang Nho chính là địa chỉ tin cậy cho những bệnh nhân nghèo và những người mắc các chứng bệnh nan y. Việc sưu tầm các bài thuốc truyền nhân như ông sẽ là tài sản quý cho kho tàng thuốc Nam của dân tộc.
Chữa bệnh không màng tới danh lợi
Khi nói chuyện về nghề chữa bệnh cứu người của mình, Lương y Nguyễn Bá Nho luôn khắc cốt ghi tâm câu nói của đại Danh y Lê Hữu Trác: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người là nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công”. Xuất phát từ đạo lý nhân văn ấy, với Lương y Nho, việc cứu chữa người bệnh là điều quan trọng, khi chữa khỏi bệnh ông cũng không màng ơn huệ hay danh lợi gì mà tất cả xuất phát từ cái tâm của người thầy thuốc.
Lúc đầu, ông chỉ chữa cho những người trong gia đình, họ hàng, cứ thế “tiếng lành đồn xa” mọi người kéo đến nhà ông xin chữa bệnh ngày càng đông. Hiện nay, mỗi ngày ông chữa và bốc thuốc cho khoảng vài chục đến hàng trăm bệnh nhân ở khắp mọi miền đất nước, có người đến khám, có người đặt mua thuốc qua điện thoại, có người từ nước ngoài về mang theo hồ sơ bệnh án với nỗi thất vọng… vì “án tử” ung thư. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cuộc đời họ bỗng chốc “nở hoa” khi sự sống một lần nữa được hồi sinh và lan tỏa.
Chúng ta đều biết, ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều đau đớn, nếu không may mắc phải bệnh này thì xem như là nằm chờ “án tử”. Thấu hiểu điều ấy, Lương y Nho đã thầm lặng cống hiến những bài thuốc hay chữa trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Không chỉ nổi tiếng với phương pháp chữa ung thư mà ông còn rất thành công trong việc giúp cho những gia đình hiếm muộn, vô sinh và bệnh u bướu.
Hơn 40 năm hành nghề y học dân tộc, với tâm niệm “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”, Lương y Nho luôn đặt bệnh nhân lên hàng đầu. Dẫu mưa hay gió, ngày hay đêm, bất cứ khi nào bệnh nhân cần là ông luôn sẵn sàng có mặt. Ông luôn động viên họ vượt lên số phận, vượt qua bệnh tật vươn lên trong cuộc sống. Với những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông cũng tặng họ chi phí khám chữa bệnh mà không đòi hỏi ở họ điều gì. Điển hình như bệnh nhân Trần Minh Hiếu ở Vụ Bản (Nam Định) bị khối u sau phúc mạc, khối u ác di căn lên hộp sọ, di căn lên mắt và cột sống, được ông tặng thuốc miễn phí, khối u đã teo lại. Không chỉ hỗ trợ trực tiếp tiền thuốc điều trị cho nhiều bệnh nhân hiểm nghèo ở xa, ông còn thường xuyên tổ chức các buổi trao tặng thuốc miễn phí tại nhà cho người nghèo trong thôn, các bệnh phổ biến như: gan, thận, xương, khớp…
Không chỉ tận tâm với người bệnh, ông còn chia sẻ với lương y khác về phương pháp chữa bệnh, ông luôn năng nổ hết mình vì phong trào chung, góp phần xây dựng Hội Đông y huyện Sóc Sơn phát triển mạnh. Tháng 10/2013, Lương y Nguyễn Bá Nho đã vinh hạnh được PCT nước Nguyễn Thị Doan tặng thưởng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thời đại Hồ Chí Minh và còn rất nhiều giải thưởng cao quý khác. Tuy nhiên, “bà mụ thứ 2” có thật giữa cuộc đời ấy lại xem những danh hiệu, “bảng vàng thành tích” của mình là nguồn động viên kích lệ bởi với ông, bức tâm thư của hàng nghìn bệnh nhân gửi về mới chính là “bằng khen sống động nhất” cho tài năng y thuật của ông.
Lương y Nguyễn Bá Nho và Tiến sĩ Dược học người Pháp – Benharoon.
Trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió, Lương y Nguyễn Bá Nho vẫn sống với nghề bằng cái tâm chân thành nhất như những ngày đầu tiên ông bước vào nghề, bởi ông hiểu rằng “Lương y như từ mẫu”. Ông luôn tâm niệm: nghề thuốc không chỉ đơn giản là biết bốc thuốc mà phải rèn đức hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ thiện, chữ tâm. Với nỗ lực của bản thân, hết lòng phụng sự người bệnh, từ hai bàn tay trắng Lương y Nho đã gây dựng và phát triển Cơ sở thuốc Nam gia truyền ông lang Nho trở thành Công ty TNHH Đông Nam Dược Sóc Sơn ngày càng lớn mạnh và từ đó, góp phần tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng mọi người, tạo được niềm tin đối với người bệnh. Cuộc sống hằng ngày cứ chảy trôi theo một quy luật với biết bao đua chen, giành giật và ông tự chọn cho mình một cuộc sống bình dị giản đơn, không chạy theo những xô bồ, danh lợi, phồn hoa. Ngược lại, ông luôn sống hết mình vì người bệnh và làm việc theo tôn chỉ mà mình tự đặt ra từ nhiều năm nay: “ Mỗi bệnh nhân là sự cố gắng, cống hiến hết mình”.
Ông Nguyễn Xuân Thìn, Chi hội phó Chi hội Đông y Đa Phúc (Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Lương y Nho là điển hình về công tác y học cổ truyền, say mê với nghề, có tâm, có tầm, có tài khai thác những bài thuốc hay, quý… Mỗi khi nhắc đến những người bệnh đã được ông chữa khỏi ung thư, người ta nhớ ngay tới Lương y Nguyễn Bá Nho xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội như một địa chỉ cầm tay. Với riêng tôi, ông là một tấm gương tiêu biểu trong ngành Đông y, là hình mẫu lý tưởng để các hội viên khác học tập và noi theo”.
Chia tay chúng tôi, Lương y Nho cũng trăn trở rằng, những bài thuốc quý hiếm ở trong rừng ngày càng cạn kiệt và khó tìm. Tuy nhiên, với trách nhiệm của người truyền nhân, ông quyết không để thất truyền bài thuốc cứu người do cha ông để lại. Ông cũng hy vọng các bài thuốc dân gian gia truyền sẽ được Hội Đông y Việt Nam nghiên cứu quảng bá để nhiều người biết đến.